Skip to main content

Chi Thú xương mỏng – Wikipedia tiếng Việt


Chi Thú xương mỏng, tên khoa học Elasmotherium, là một chi tê giác khổng lồ cao trung bình 2 m (7 ft), dài 6 m (20 ft), có một sừng dài khoảng 2 m trên trán và có thể nặng tới 5 tấn. Các chân của chúng dài hơn của các loài tê giác khác và có lẽ thích hợp cho việc phi nhanh, làm cho dáng đi của chúng giống như ngựa. Các răng của chúng tương tự như của ngựa và thích hợp với việc gặm các loại cây cỏ mọc thấp.

Loài to lớn nhất, E. sibiricum, đã từng sinh sống ở miền nam Nga, Ukraina và Moldova trong thế Pleistocen. Nó cũng xuất hiện vào Hậu Pliocen ở Trung Á. Nguồn gốc xuất hiện của nó có liên quan tới chi Sinotherium. Các loài E. inexpectatumE. peii sinh sống ở miền đông Trung Quốc trong thời gian thuộc Thượng Pliocen - Tiền Pleistocen. Chúng biến mất vào khoảng 1,6 Ma. Các mẫu hóa thạch sớm nhất về các loài tê giác Elasmotherium ở Nga được biết đến từ các bộ sưu tập Thượng Pliocen gần Biển Đen. Loài E. caucasicum đã từng phân bố rộng trong khu vực này trong khoảng từ 1,1 Ma tới 0,8 Ma. Loài tiến hóa nhiều hơn là E. sibiricum đã xuất hiện vào Trung Pleistocen. Nó chiếm lĩnh toàn bộ phần tây nam Nga, kéo dài về phía đông tới miền tây Siberi. Các loài tê giác này tồn tại ở Đông Âu cho tới khi kết thúc Trung Pleistocen.

Tuy nhiên, một số người cho rằng các loài tê giác Elasmotherium có thể đã sống sót tới thời kỳ cổ đại và chúng có thể là nguồn gốc của các huyền thoại về các loại độc giác thú (thú một sừng), do miêu tả của các động vật này là phù hợp tốt với thú một sừng karkadann của người Ba Tư, cũng như kỳ lân của người Trung Quốc.



Các đặc trưng kỳ dị về hình thái của tê giác Elasmotherium đã tạo ra 2 giả thuyết chính về sự xuất hiện và đặc trưng môi trường sống của chúng. Giả thuyết thứ nhất, được công nhận nhiều hơn như miêu tả trên đây, coi chúng như là các động vật to lớn có lông mịn như len và sừng to ở trán, sinh sống trên các thảo nguyên. Tuy nhiên, người ta chưa tìm thấy bất kỳ hóa thạch nào của sừng.



Giả thuyết thứ hai coi Elasmotherium là các sinh vật sống ven sông. Rất có thể là Elasmotherium sinh sống trong cả hai môi trường này. Các đặc trưng về bộ răng và hộp sọ hỗ trợ cho giả thuyết thứ hai. Tổ hợp các đặc trưng này cũng như việc chúng không có răng nanh và các bướu bên phát triển mạnh của đốt sống cổ cho thấy chúng có chuyển động sang bên của đầu, có lẽ là do gặm cỏ. Cấu trúc bộ răng kiểu hypsodont chỉ ra sự tồn tại của các hạt khoáng vật trong thức ăn. Các loại thức ăn như thế chỉ có thể thu thập bằng cách lôi kéo các loại thực vật rậm rạp ra khỏi đất ẩm. Các điều kiện như thế là điển hình của các môi trường sống ven sông. Ngược lại, môi trường sống thảo nguyên được chỉ ra bởi các chân vừa dài vừa mảnh dẻ của chúng, đặc biệt thích hợp cho các sinh vật gặm cỏ trên một không gian rộng lớn.



Người ta tin rằng Elasmotherium đã biến mất trong thời kỳ tiền sử. Tuy nhiên, theo Nordisk familjebok và nhà khoa học Willy Ley thì chúng có thể đã sống sót tới thời gian đủ gần đây để có thể được ghi nhớ trong các truyền thuyết của người Evenk tại Nga như là các con "bò" to lớn lông đen với một sừng trên đầu.




Comments

Popular posts from this blog

Tirant lo Blanch - Wikipedia

Tirant lo Blanch ( Phát âm Valencian: [tiˈɾand lo ˈblaŋ(k)] chỉnh hình hiện đại: Tirant lo Blanc [1] ) là một câu chuyện tình lãng mạn được viết bởi hiệp sĩ Valencian Joanot Martorell Martí Joan de Galba và được xuất bản tại thành phố Valencia năm 1490 dưới dạng phiên bản incunabulum. Tiêu đề có nghĩa là "Tirant the White" và là tên của nhân vật chính của mối tình lãng mạn, người cứu đế chế Byzantine. Đây là một trong những tác phẩm văn học thời trung cổ nổi tiếng nhất ở valencian và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tiểu thuyết phương Tây thông qua ảnh hưởng của nó đối với tác giả Miguel de Cervantes. Một bộ phim chuyển thể có tựa đề Tirant lo Blanc đã được phát hành năm 2006. Tirant lo Blanch kể câu chuyện về một hiệp sĩ Tirant đến từ Brittany, người có một loạt các cuộc phiêu lưu trên khắp châu Âu trong nhiệm vụ của mình. Anh ta tham gia vào các cuộc thi hiệp sĩ ở Anh và Pháp cho đến khi Hoàng đế của Đế quốc Byzantine yêu cầu anh ta

Black Bull - Wikipedia

Trang định hướng cung cấp liên kết đến các bài viết có tiêu đề tương tự Trang định hướng này liệt kê các bài viết liên quan đến tiêu đề Black Bull . Nếu một liên kết nội bộ dẫn bạn đến đây, bạn có thể muốn thay đổi liên kết để trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. visit site site

Kỷ lục Guinness thế giới - Wikipedia

Kỷ lục Guinness thế giới Biên tập viên Craig Glenday (chủ biên) [1] Nghệ sĩ trang bìa Joel Paul (55Design) [2] [3] Ngôn ngữ Tiếng Ả Rập, tiếng A-rập, tiếng Bulgaria, tiếng Trung Quốc, tiếng Croatia, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Hà Lan, tiếng Estonia, tiếng Fijian, tiếng Philipin, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Hungary, tiếng Iceland, tiếng Ý, tiếng Hàn, tiếng Hàn, tiếng Hindi, tiếng Latvia, tiếng Litva Ba Tư, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Nga, Slovak, Tiếng Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ Chủ đề Kỷ lục thế giới Thể loại Tài liệu tham khảo Nhà xuất bản Jim Pattison Group Ngày xuất bản 10 tháng 11 năm 1951 - hiện tại Xuất bản bằng tiếng Anh 27 tháng 8 năm 1955 - hiện tại Sách truyền thông Sách, truyền hình Kỷ lục thế giới được biết đến từ khi thành lập vào năm 1955 cho đến năm 2000 với tên Sách kỷ lục Guinness [19659022] và trong các ấn bản trước đây của Hoa Kỳ là Sách kỷ lục Guinness là một cuốn sách tham