Skip to main content

Toàn quốc kháng chiến – Wikipedia tiếng Việt


Toàn quốc kháng chiến là cách gọi để nói tới sự kiện ngày 19 tháng 12 năm 1946, khi cuộc chiến đấu giữa Quân đội Pháp và Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bùng nổ tại bắc vĩ tuyến 16, tức là toàn Việt Nam.

Chiến cục đô thị là tên gọi chung của các hoạt động quân sự diễn ra tại bắt đầu từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 khi Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và kéo dài cho tới đầu năm 1947. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng). Trong cuộc chiến này, Quân đội Việt Nam (Vệ quốc đoàn) đã đồng loạt tiến công vào các vị trí của quân Pháp tại các đô thị miền Bắc Đông Dương, bao vây quân Pháp trong nhiều tháng để cho các cơ quan chính quyền lui về chiến khu. Nhiều nhà sử học coi mốc này là khởi điểm cho cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.





Sau khi giành được độc lập từ tay Nhật, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà gặp khó khăn với những đoàn quân giải giáp phát xít của Đồng Minh. Đặc biệt là đằng sau đó là quân đội Pháp, được coi là "ông chủ cũ" của xứ Đông Dương. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tìm mọi cách cứu vãn hòa bình, chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu nhất). Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp (6/3/1946) rồi Tạm ước Việt–Pháp (14/9/1946) lần lượt được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân Tưởng Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước.

Phía Pháp đã gây ra nhiều vụ xung đột về cả chính trị lẫn quân sự và không chỉ ở phía nam vĩ tuyến 16. Các vụ xung đột liên tiếp xảy ra ngay ở cả bắc vĩ tuyến 16 do quân Pháp gây hấn: Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hồng Gai, Hải Dương và ngay cả tại Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt quân Pháp gây ra nhiều vụ thảm sát ở khu vực Hải Phòng, và các khu Hàng Bún, Yên Ninh, Hà Nội.

Ngày 20 tháng 11 năm 1946, người Hải Phòng tổ chức biểu tình phản đối các nhân viên hải quan Pháp tại thành phố. Để giải quyết tình hình Hồ Chí Minh đề nghị phía Pháp phương án nhân sự hỗn hợp Việt - Pháp trong các cơ quan hải quan nhưng phía Pháp kiên quyết từ chối. Ngay 22 tháng 11, tướng Jean Étienne Valluy, Tư lệnh Pháp tại Đông Dương đánh điện ra lệnh cho Đại tá Dèbes, Tư lệnh quân đội Pháp tại Hải Phòng bằng mọi giá phải giành quyền làm chủ Hải Phòng. Tới ngày 23 tháng 11, Dèbes huy động 3 chiến hạm nã pháo vào Hải Phòng. Sau đó, Paul Mus (cố vấn chính trị của tướng Leclerc) thông báo với đô đốc Battet rằng vụ pháo kích đã khiến 6000 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường. Đây chính là sự kiện làm bùng bổ Toàn quốc kháng chiến ở Việt Nam.[1][2]

Sau đó, ngày 18 tháng 12, tướng Pháp Molière gửi hai tối tối hậu thư liên tiếp đòi tước vũ khí của bộ đội và tự vệ Việt Nam, nắm quyền kiểm soát thành phố. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập khẩn cấp Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản (bí mật) họp tại Vạn Phúc, Hà Đông. Hội nghị thông qua quyết định phát động chiến tranh. Đối với Quốc hội, do Hiến pháp Việt Nam quy định Chủ tịch nước trong trường hợp khẩn cấp có thể phát động chiến tranh mà không cần phải thông qua Nghị viện. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn bạc với Chính phủ và Ban thường trực Quốc hội và nhanh chóng được đồng ý.

20 giờ 3 phút ngày 19 tháng 12 năm 1946, nhà máy điện Yên Phụ bị phá, tiếng súng nổ ra tại Hà Nội. Tiếp đó, ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. Đây được coi là mệnh lệnh phát động kháng chiến và cuộc chiến tranh bắt đầu.



Mặt trận Hà Nội[sửa | sửa mã nguồn]


Mặt trận Bình-Trị-Huế-Đà Nẵng[sửa | sửa mã nguồn]


Mặt trận Nam Định[sửa | sửa mã nguồn]


Mặt trận Thanh Hoá-Nghệ-Tĩnh[sửa | sửa mã nguồn]


Mặt trận Bắc Ninh-Bắc Giang[sửa | sửa mã nguồn]


Các khu vực khác[sửa | sửa mã nguồn]



Toàn quốc Kháng chiến đã mở đầu cuộc Chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[3]







Comments

Popular posts from this blog

Tirant lo Blanch - Wikipedia

Tirant lo Blanch ( Phát âm Valencian: [tiˈɾand lo ˈblaŋ(k)] chỉnh hình hiện đại: Tirant lo Blanc [1] ) là một câu chuyện tình lãng mạn được viết bởi hiệp sĩ Valencian Joanot Martorell Martí Joan de Galba và được xuất bản tại thành phố Valencia năm 1490 dưới dạng phiên bản incunabulum. Tiêu đề có nghĩa là "Tirant the White" và là tên của nhân vật chính của mối tình lãng mạn, người cứu đế chế Byzantine. Đây là một trong những tác phẩm văn học thời trung cổ nổi tiếng nhất ở valencian và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tiểu thuyết phương Tây thông qua ảnh hưởng của nó đối với tác giả Miguel de Cervantes. Một bộ phim chuyển thể có tựa đề Tirant lo Blanc đã được phát hành năm 2006. Tirant lo Blanch kể câu chuyện về một hiệp sĩ Tirant đến từ Brittany, người có một loạt các cuộc phiêu lưu trên khắp châu Âu trong nhiệm vụ của mình. Anh ta tham gia vào các cuộc thi hiệp sĩ ở Anh và Pháp cho đến khi Hoàng đế của Đế quốc Byzantine yêu cầu anh ta

Black Bull - Wikipedia

Trang định hướng cung cấp liên kết đến các bài viết có tiêu đề tương tự Trang định hướng này liệt kê các bài viết liên quan đến tiêu đề Black Bull . Nếu một liên kết nội bộ dẫn bạn đến đây, bạn có thể muốn thay đổi liên kết để trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. visit site site

Kỷ lục Guinness thế giới - Wikipedia

Kỷ lục Guinness thế giới Biên tập viên Craig Glenday (chủ biên) [1] Nghệ sĩ trang bìa Joel Paul (55Design) [2] [3] Ngôn ngữ Tiếng Ả Rập, tiếng A-rập, tiếng Bulgaria, tiếng Trung Quốc, tiếng Croatia, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Hà Lan, tiếng Estonia, tiếng Fijian, tiếng Philipin, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Hungary, tiếng Iceland, tiếng Ý, tiếng Hàn, tiếng Hàn, tiếng Hindi, tiếng Latvia, tiếng Litva Ba Tư, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Nga, Slovak, Tiếng Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ Chủ đề Kỷ lục thế giới Thể loại Tài liệu tham khảo Nhà xuất bản Jim Pattison Group Ngày xuất bản 10 tháng 11 năm 1951 - hiện tại Xuất bản bằng tiếng Anh 27 tháng 8 năm 1955 - hiện tại Sách truyền thông Sách, truyền hình Kỷ lục thế giới được biết đến từ khi thành lập vào năm 1955 cho đến năm 2000 với tên Sách kỷ lục Guinness [19659022] và trong các ấn bản trước đây của Hoa Kỳ là Sách kỷ lục Guinness là một cuốn sách tham